Sùi mào gà là một căn bệnh phổ biến trên khắp thế giới. Tuy
vậy, Việt Nam lại là một trong những nước có số lượng người mắc bệnh sùi mào gà
cao nhất trên thế giới. Điều này là do sự thiếu hiểu biết của người dân về bệnh
sùi mào gà. Qua bài viết này, chúng tôi xin cung cấp cho bạn đọc một số thông
tin hữu ích về bệnh sùi mào gà.
1. Bệnh
sùi mào gà là gì?
Sùi mào gà (hay còn gọi là bệnh mồng gà, mụn cóc sinh dục) là một trong các nhiễm
khuẩn lây truyền qua đường tình dục có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới.
Đó là những nốt sùi thường thấy ở bộ phận sinh dục và hậu môn. Lứa tuổi bị
bệnh nhiều nhất là những người có độ tuổi từ 20-25 tuổi.
Đối với nam giới, vị trí xuất hiện thường ở quy đầu, rãnh quy
đầu, vùng hãm, bao quy đầu, thân dương vật và da bìu; đối với nữ giới, vị trí
xuất hiện thường ở môi lớn, môi bé, âm vật, vùng quanh niệu đạo, đáy chậu, âm đạo
và cổ tử cung… Ngoài ra, cả hai giới còn có thể bị ở đáy chậu, hậu môn, ống hậu
môn, trực tràng, niệu đạo, bàng quang và hầu họng.

Bệnh sùi mào gà thường có thời gian ủ bệnh từ 2 đến 9 tháng.
Sùi mào gà ở giai đoạn đầu thường là những nhú gai có đường kính từ 1 – 2 mm. Thời gian sau, chúng phát
triển to hơn, liên kết với nhau thành một mảng rộng trông giống mào gà hay hoa
súp lơ màu trắng hồng. Bề mặt mềm, mủn ra ẩm ướt, giữa các nhú sùi có thể ấn ra
mủ. Các thương tổn xuất hiện trên niêm mạc da bình thường, không bị thâm nhiễm.
Đến giai đoạn ba, bệnh sùi mào gà bắt đầu xuất
hiện biến chứng. Lúc này, các u nhú rất dễ chảy máu, tiết nhiều dịch hôi.
2.
Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà
Nguyên
nhân chủ yếu gây bệnh sùi mào gà ở cả nam giới và nữ giới là do quan hệ tình dục
qua đường miệng.
Cụ
thể hơn, ở nam giới, bệnh sùi mào gà là do virus HPV lây truyền từ người này
sang người khác qua quan hệ tình dục, bao gồm cả quan hệ qua đường miệng, đường
hậu môn hay đường sinh dục. Tuy nhiên, đối với những người hệ miễn dịch kém, sùi
mào gà có thể bị lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với dịch mủ của người bệnh
trên quần áo, chăn màn, thậm chí là nhà vệ sinh, trong bồn cầu hay những vết
thương hở…

Ở nữ
giới, bệnh sùi mào gà cũng do virus HPV lây truyền qua quan hệ tình dục, qua vết
xước niêm mạc gây nên. Virus HPV phát triển trong môi trường ẩm ướt ở dịch khí
hư của âm đạo. Độ tuổi nữ giới thường mắc sùi mào gà nhất là khoảng từ 16 đến 35
tuổi, đều là những người đã quan hệ tình dục hay đã lập gia đình.
Sùi
mào gà không chỉ lây nhiễm qua quan hệ trực tiếp, lây từ mẹ sang con mà còn lây
truyền qua việc tiếp xúc với những đồ vật mang virus của người bệnh như đồ lót,
dùng chung bồn tắm, bồn cầu.
3.
Phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà
Bệnh sùi mào gà khi mới xuất hiện có thể không nguy hiểm đến
tính mạng của người bệnh, nhưng nếu để phát triển thành ung thư thì rất dễ di
căn, có nguy cơ cướp đi sinh mạng của người bệnh.
Đối với nam giới, bệnh sùi mào gà không chỉ làm giảm chức
năng hệ miễn dịch mà còn có thể dẫn đến vô sinh, ung thư dương vật nếu không được
chữa trị kịp thời. Đối với nữ giới, bệnh sùi mào gà cũng có nguy cơ dẫn đến vô
sinh, ung thư cổ tử cung, không chỉ vậy, bệnh sùi mào gà có thể lây từ mẹ sang
con.
Sùi mào gà rất khó để có thể chữa trị tận gốc nếu không được
chữa trị đúng cách. Với phương pháp điều
trị truyền thống, sùi mào gà chỉ có thể cải thiện tạm thời các triệu chứng. Khi
ngừng điều trị thì các virus sẽ càng phát triển mạnh hơn, vì thế nguy cơ tái
phát bệnh rất cao.
Nguồn: Phòng khám đa khoa quốc tế
0 nhận xét | Viết lời bình